“Này này con... lời mẹ ru...Ngủ ngoan nhé, con thân yêu ơi... Này này con, lời dịu êm, mẹ nâng giấc con trong đêm... Ngủ đi nhé, ngủ ngoan nhé. Mẹ ru tiếng êm đềm cho con...”. Lời hát ru da diết ấy mẹ cất lên không phải khi con đang bình yên trong vòng tay mẹ.
Những mộ phần thai nhi trên nghĩa trang online (nhomai.vn) - Ảnh: T.L.
Lời ru ấy hòa với nước mắt người mẹ rơi trên bàn phím, khi trước màn hình máy vi tính là ngôi mộ ảo mẹ lập cho con - những sinh linh vừa tượng hình đã bị cha, mẹ tước đi quyền sống... Có hàng ngàn ngôi mộ ảo với hàng ngàn lời tâm sự thật, day dứt và lay động lòng người như thế ở phần mộ dành cho thai nhi trên nghĩa trang online (nhomai.vn).
Vô Danh
Người mẹ có nickname “bjni” viết trước mộ phần con mình: “Mẹ đã ngồi hàng giờ trong toilet, thử đi thử lại rất nhiều que. Mẹ đã khóc. Mẹ muốn cầm điện thoại gọi ngay cho ba của các con để ba về với mẹ, để tận hưởng niềm hạnh phúc cùng mẹ, để ba xoa lên bụng mẹ khen mẹ giỏi. Các con có giận không khi mẹ nói với ba rằng: “Em sợ”... Sợ chứ phải không các con? 18 tuổi, mẹ chưa làm được gì, chưa có gì trong tay, ngay cả tình yêu với ba các con cũng đầy hoài nghi và dễ đổ vỡ.
Lúc mẹ nằm lên giường cho bác sĩ khám xem có đủ sức khỏe để “không sinh con ra” hay không, mắt mẹ mờ đi, tay chân mẹ lạnh cóng. Mẹ muốn giữ con để ngày ngày được ôm ấp yêu thương, nhưng lý trí tồi tệ của mẹ đã chiến thắng, đạp lên cả tình mẫu tử. Tâm trí mẹ vẫn khắc sâu cái ngày mẹ đau đớn quằn quại cả thể xác lẫn tâm hồn để đẩy con ra khỏi tử cung mẹ. Mẹ không phải là người bồng bột khi bỏ đi giọt máu của mình thì có thể sống bình yên...”.
Mộ phần con của Bjni trên web nhomai.vn được ghi ngắn gọn: “Vô Danh, hưởng dương 3 tuần tuổi”. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên “Vô Danh” được nhiều ông bố bà mẹ chọn đặt cho con mình, cũng là tên của mộ phần như Hồ Vô Danh, Lê Vô Danh, Nguyễn Vô Danh, Phạm Vô Danh, Vô Danh anh, Vô Danh em... Bởi những đứa trẻ chưa kịp chào đời đã bị bố mẹ tước đi quyền sống. Thế nên tên nick của bố mẹ trên diễn đàn thường chứa đầy tâm sự: boxinloi (bố xin lỗi), xinloiconyeu (xin lỗi con yêu), bomeyeucon (bố mẹ yêu con), người mẹ xấu xa...
Trước mộ phần của ba thai nhi Bé Lỳ, Bé Sún, Bé Tu Ti có rất nhiều đồ chơi và thức ăn mà mẹ của các bé vẫn post lên mỗi ngày. Ngay dưới mộ, người mẹ có tên “kimnen” viết: “Mẹ chọn tên kìm nén vì mẹ đã phải kìm nén, chôn chặt nỗi đau này trong lòng, tội lỗi mà mẹ gây ra sẽ theo mẹ suốt đời. Mẹ ngàn lần xin lỗi các con. Ngày mẹ mang bầu các con mẹ vẫn còn non dại quá, hai mươi mấy tuổi đầu thì làm được gì. Mẹ nhớ rất rõ Bé Lỳ của mẹ mới được bảy tuần tuổi, Bé Sún được bốn tuần, còn Bé Tu Ti chỉ được ba tuần thôi. Các con biết không, ngày mẹ biết mẹ có bầu em các con bây giờ mẹ đã thấy rằng các con vẫn còn thương mẹ nhiều lắm nên các con mới cho mẹ có được ân huệ đó... Mẹ đã sám hối hàng ngàn, hàng vạn lần, mẹ cũng đã cố gắng làm thật nhiều việc thiện... để vong linh của các con được siêu thoát”...
Cũng giống như mộ của Bé Lỳ, Bé Sún, Bé Tu Ti, những mộ phần trong nghĩa trang thai nhi thường được ghi ngày mất chứ không có ngày sinh. Có ngôi mộ ngày sinh - ngày mất được ghi cùng năm cùng tháng. Thời gian “hưởng dương” ghi trên bia mộ thường chỉ được tính bằng tuần: 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi, 6 tuần tuổi, 13 tuần tuổi... Có những thành viên lập mộ cho 4-5 đứa con, đồng nghĩa với việc họ đã phá thai 4-5 lần. Nhiều bia mộ chỉ được ghi sơ sài: “5 Sinh Linh Bé Nhỏ Chưa Kịp Chào Đời’ với dòng thông tin: “5 hài nhi khoảng 5-12 tuần tuổi. Năm mất khoảng 2005-2006 tại Đà Nẵng. Cha mẹ đồng lập mộ” và lời xin lỗi của cha mẹ bên dưới: “Các con ra đi thanh thản nhé! Xin lỗi vì cha mẹ chưa sẵn sàng để chào đón các con”...
“Chỉ là tiếc nuối thở than”...
Anh Nguyễn Hồng Hoàng - một quản trị viên của nghĩa trang online - cho biết: “Mỗi lần nghĩa trang online lên báo, trong khi các phần mộ khác như nghĩa trang thanh niên tăng không đáng kể thì lượng người lập mộ trong nghĩa trang thai nhi tăng gấp đôi, có lúc bị quá tải không truy cập được, không biết là nên vui hay nên buồn”.
Những tâm sự trên nghĩa trang cho thấy các ông bố bà mẹ còn rất trẻ, đa số còn là học sinh, sinh viên. Họ tranh thủ ghé trang web thắp hương điện tử cho con giữa bộn bề bài vở, kỳ thi, giữa những lần cãi nhau, chia tay với “bố các con”, “mẹ các con”. Có người mẹ chỉ 14, 15 tuổi. Họ viết tâm sự cho con với ngôn ngữ tuổi mới lớn: “Mẹ xin lỗi! Mẹ biết mẹ ko xứng đáng để gọi Nghi và Hi là con. Mẹ là một kẻ hèn nhát, một kẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình để rồi đang tâm phá bỏ hai sinh linh nhỏ pé. Mẹ ko mong hai con tha thứ. Mẹ chỉ mong hai con hãy hiểu cho mẹ với một cô pé 16 thì mẹ không thể sinh và nuôi hai con một mình được. Lúc mẹ nói mẹ đã mang thai hai con, papa của con đã không tin và hất hủi mẹ để theo một người khác. Lúc đó, mẹ nghĩ mẹ sẽ chết cùng hai con nhưng mẹ ko đủ can đảm. Nhiều hôm mẹ say mẹ khóc rất nhiều, mẹ muốn được ôm hai con vào lòng, rồi mẹ sẽ hát ru cho hai con ngủ...”.
Hàng ngàn lý do để mẹ cướp đi sự sống của con. Đó là “mẹ chưa ra trường”, là “bố chưa sẵn sàng”, là “bố đã bỏ mẹ con mình mà đi, mẹ sinh con ra mẹ con mình sẽ khổ”... Hơn 1.000 ngôi mộ ảo trên nghĩa trang dành cho thai nhi là chừng ấy tâm sự day dứt, hối tiếc muộn màng của những ông bố bà mẹ chưa bao giờ và không bao giờ được nhìn thấy mặt con. Họ chỉ có thể lập mộ ảo cho con mình, ngày ngày click chuột điện tử để thắp hương cho con, tâm sự với con, đắp chăn ấm cho con...
“Có bông hoa chưa kịp nở đã vội tàn, có trái non chưa kịp chín đã rụng rơi. Có khát khao được sống chưa kịp vào đời đã vội trở về linh thiêng. Có nỗi đau chia lìa lúc chưa hạnh ngộ, có ước mơ giờ là tiếc nuối thở than”... Một thành viên đã đưa lên nghĩa trang thai nhi bài hát như thế. Kèm theo lời hát đầy day dứt ấy là một diễn đàn trách cứ các ông bố bà mẹ đã nhẫn tâm tước đi quyền sống của con mình. Nhiều ý kiến trái chiều trên diễn đàn ấy, người cảm thông chia sẻ, người thanh minh biện hộ, người hối tiếc xót đau... Có cả lời tha thiết xin mọi người “hãy để những ông bố bà mẹ tội lỗi như chúng tôi có nơi than khóc con mình, dù biết không thể chuộc lại lỗi lầm đã gây ra cho con”...
Giữa hàng triệu nén hương điện tử được thắp mà nghĩa trang hài nhi vẫn lạnh lẽo mênh mông, một người mẹ trẻ đã viết: “Sự day dứt của lương tâm đau hơn bất cứ lời nói cay đắng nào”...
Những mộ phần thai nhi trên nghĩa trang online (nhomai.vn) - Ảnh: T.L.
Lời ru ấy hòa với nước mắt người mẹ rơi trên bàn phím, khi trước màn hình máy vi tính là ngôi mộ ảo mẹ lập cho con - những sinh linh vừa tượng hình đã bị cha, mẹ tước đi quyền sống... Có hàng ngàn ngôi mộ ảo với hàng ngàn lời tâm sự thật, day dứt và lay động lòng người như thế ở phần mộ dành cho thai nhi trên nghĩa trang online (nhomai.vn).
Vô Danh
Người mẹ có nickname “bjni” viết trước mộ phần con mình: “Mẹ đã ngồi hàng giờ trong toilet, thử đi thử lại rất nhiều que. Mẹ đã khóc. Mẹ muốn cầm điện thoại gọi ngay cho ba của các con để ba về với mẹ, để tận hưởng niềm hạnh phúc cùng mẹ, để ba xoa lên bụng mẹ khen mẹ giỏi. Các con có giận không khi mẹ nói với ba rằng: “Em sợ”... Sợ chứ phải không các con? 18 tuổi, mẹ chưa làm được gì, chưa có gì trong tay, ngay cả tình yêu với ba các con cũng đầy hoài nghi và dễ đổ vỡ.
Lúc mẹ nằm lên giường cho bác sĩ khám xem có đủ sức khỏe để “không sinh con ra” hay không, mắt mẹ mờ đi, tay chân mẹ lạnh cóng. Mẹ muốn giữ con để ngày ngày được ôm ấp yêu thương, nhưng lý trí tồi tệ của mẹ đã chiến thắng, đạp lên cả tình mẫu tử. Tâm trí mẹ vẫn khắc sâu cái ngày mẹ đau đớn quằn quại cả thể xác lẫn tâm hồn để đẩy con ra khỏi tử cung mẹ. Mẹ không phải là người bồng bột khi bỏ đi giọt máu của mình thì có thể sống bình yên...”.
Mộ phần con của Bjni trên web nhomai.vn được ghi ngắn gọn: “Vô Danh, hưởng dương 3 tuần tuổi”. Không phải ngẫu nhiên mà cái tên “Vô Danh” được nhiều ông bố bà mẹ chọn đặt cho con mình, cũng là tên của mộ phần như Hồ Vô Danh, Lê Vô Danh, Nguyễn Vô Danh, Phạm Vô Danh, Vô Danh anh, Vô Danh em... Bởi những đứa trẻ chưa kịp chào đời đã bị bố mẹ tước đi quyền sống. Thế nên tên nick của bố mẹ trên diễn đàn thường chứa đầy tâm sự: boxinloi (bố xin lỗi), xinloiconyeu (xin lỗi con yêu), bomeyeucon (bố mẹ yêu con), người mẹ xấu xa...
Trước mộ phần của ba thai nhi Bé Lỳ, Bé Sún, Bé Tu Ti có rất nhiều đồ chơi và thức ăn mà mẹ của các bé vẫn post lên mỗi ngày. Ngay dưới mộ, người mẹ có tên “kimnen” viết: “Mẹ chọn tên kìm nén vì mẹ đã phải kìm nén, chôn chặt nỗi đau này trong lòng, tội lỗi mà mẹ gây ra sẽ theo mẹ suốt đời. Mẹ ngàn lần xin lỗi các con. Ngày mẹ mang bầu các con mẹ vẫn còn non dại quá, hai mươi mấy tuổi đầu thì làm được gì. Mẹ nhớ rất rõ Bé Lỳ của mẹ mới được bảy tuần tuổi, Bé Sún được bốn tuần, còn Bé Tu Ti chỉ được ba tuần thôi. Các con biết không, ngày mẹ biết mẹ có bầu em các con bây giờ mẹ đã thấy rằng các con vẫn còn thương mẹ nhiều lắm nên các con mới cho mẹ có được ân huệ đó... Mẹ đã sám hối hàng ngàn, hàng vạn lần, mẹ cũng đã cố gắng làm thật nhiều việc thiện... để vong linh của các con được siêu thoát”...
Cũng giống như mộ của Bé Lỳ, Bé Sún, Bé Tu Ti, những mộ phần trong nghĩa trang thai nhi thường được ghi ngày mất chứ không có ngày sinh. Có ngôi mộ ngày sinh - ngày mất được ghi cùng năm cùng tháng. Thời gian “hưởng dương” ghi trên bia mộ thường chỉ được tính bằng tuần: 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi, 6 tuần tuổi, 13 tuần tuổi... Có những thành viên lập mộ cho 4-5 đứa con, đồng nghĩa với việc họ đã phá thai 4-5 lần. Nhiều bia mộ chỉ được ghi sơ sài: “5 Sinh Linh Bé Nhỏ Chưa Kịp Chào Đời’ với dòng thông tin: “5 hài nhi khoảng 5-12 tuần tuổi. Năm mất khoảng 2005-2006 tại Đà Nẵng. Cha mẹ đồng lập mộ” và lời xin lỗi của cha mẹ bên dưới: “Các con ra đi thanh thản nhé! Xin lỗi vì cha mẹ chưa sẵn sàng để chào đón các con”...
“Chỉ là tiếc nuối thở than”...
Anh Nguyễn Hồng Hoàng - một quản trị viên của nghĩa trang online - cho biết: “Mỗi lần nghĩa trang online lên báo, trong khi các phần mộ khác như nghĩa trang thanh niên tăng không đáng kể thì lượng người lập mộ trong nghĩa trang thai nhi tăng gấp đôi, có lúc bị quá tải không truy cập được, không biết là nên vui hay nên buồn”.
Những tâm sự trên nghĩa trang cho thấy các ông bố bà mẹ còn rất trẻ, đa số còn là học sinh, sinh viên. Họ tranh thủ ghé trang web thắp hương điện tử cho con giữa bộn bề bài vở, kỳ thi, giữa những lần cãi nhau, chia tay với “bố các con”, “mẹ các con”. Có người mẹ chỉ 14, 15 tuổi. Họ viết tâm sự cho con với ngôn ngữ tuổi mới lớn: “Mẹ xin lỗi! Mẹ biết mẹ ko xứng đáng để gọi Nghi và Hi là con. Mẹ là một kẻ hèn nhát, một kẻ chỉ biết nghĩ đến bản thân mình để rồi đang tâm phá bỏ hai sinh linh nhỏ pé. Mẹ ko mong hai con tha thứ. Mẹ chỉ mong hai con hãy hiểu cho mẹ với một cô pé 16 thì mẹ không thể sinh và nuôi hai con một mình được. Lúc mẹ nói mẹ đã mang thai hai con, papa của con đã không tin và hất hủi mẹ để theo một người khác. Lúc đó, mẹ nghĩ mẹ sẽ chết cùng hai con nhưng mẹ ko đủ can đảm. Nhiều hôm mẹ say mẹ khóc rất nhiều, mẹ muốn được ôm hai con vào lòng, rồi mẹ sẽ hát ru cho hai con ngủ...”.
Hàng ngàn lý do để mẹ cướp đi sự sống của con. Đó là “mẹ chưa ra trường”, là “bố chưa sẵn sàng”, là “bố đã bỏ mẹ con mình mà đi, mẹ sinh con ra mẹ con mình sẽ khổ”... Hơn 1.000 ngôi mộ ảo trên nghĩa trang dành cho thai nhi là chừng ấy tâm sự day dứt, hối tiếc muộn màng của những ông bố bà mẹ chưa bao giờ và không bao giờ được nhìn thấy mặt con. Họ chỉ có thể lập mộ ảo cho con mình, ngày ngày click chuột điện tử để thắp hương cho con, tâm sự với con, đắp chăn ấm cho con...
“Có bông hoa chưa kịp nở đã vội tàn, có trái non chưa kịp chín đã rụng rơi. Có khát khao được sống chưa kịp vào đời đã vội trở về linh thiêng. Có nỗi đau chia lìa lúc chưa hạnh ngộ, có ước mơ giờ là tiếc nuối thở than”... Một thành viên đã đưa lên nghĩa trang thai nhi bài hát như thế. Kèm theo lời hát đầy day dứt ấy là một diễn đàn trách cứ các ông bố bà mẹ đã nhẫn tâm tước đi quyền sống của con mình. Nhiều ý kiến trái chiều trên diễn đàn ấy, người cảm thông chia sẻ, người thanh minh biện hộ, người hối tiếc xót đau... Có cả lời tha thiết xin mọi người “hãy để những ông bố bà mẹ tội lỗi như chúng tôi có nơi than khóc con mình, dù biết không thể chuộc lại lỗi lầm đã gây ra cho con”...
Giữa hàng triệu nén hương điện tử được thắp mà nghĩa trang hài nhi vẫn lạnh lẽo mênh mông, một người mẹ trẻ đã viết: “Sự day dứt của lương tâm đau hơn bất cứ lời nói cay đắng nào”...
Sưu tầm