Phò là một nghề có từ lâu đời, vì nhu cầu tất yếu của xã hội loài người. Do đó, có hợp pháp hay không, có được thừa nhận hay không, nghề Phò vẫn tồn tại. Vì vậy, dự án kinh tế này được viết nhằm mục đích phân tích những điểm lợi và hại khi hợp pháp hóa nghề Phò, và vai trò của nghề Phò trong kinh tế và xã hội ở nước ta.
I. Tại sao nên hợp pháp hóa nghề Phò?
Như trên đã dẫn, dù có hợp pháp hay không, nghề Phò vẫn mặc nhiên tồn tại, vì thế, việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ thể hiện sự khách quan trong quá trình phát triển. Ngoài ra, hợp pháp hóa nghề Phò còn đánh dấu một bước tiến bộ quan trọng của chúng ta trong quá trình hội nhập với thế giới trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, vì nghề Phò đã được phát triển ở Trung quốc từ hàng ngàn năm trước (theo Đông chu liệt quốc) và ở Nhật bản khoảng gần 400 năm trước, thời shogun Tokugawa, và hiện nay là nghề hợp pháp ở đa số các nước phát triển như Đức, Pháp, Hà Lan … Thậm chí ở một nước nhà quê như nước Mỹ, nghề Phò cũng hợp pháp ở bang Nevada (đồng chí nào biết bang nào nữa thì bổ sung nhé).
Hội Phụ nữ Việt nam và một số tổ chức bảo thủ có thể lên tiếng phản đối nghề Phò vì vấn đề Văn hóa, thuần phong mỹ tục và việc làm hạ thấp giá trị người phụ nữ. Nhưng tại những nước có nền văn minh lâu đời như Trung quốc và Nhật bản và tại những nước hiện đại, tiên tiến như Đức, Pháp, Hà Lan …, và tại cả những nước phò phò như Mỹ, Thái lan … nghề Phò đều phát triển, chứng tỏ là chả có vấn đề thuần phong mỹ tục, văn hóa quái gì. Còn để đảm bảo không hạ thấp giá trị người phụ nữ, và bảo vệ nguyên tắc Nam Nữ Bình đẳng, chúng ta sẽ tổ chức cả phò Nam, thế là chị em khỏi tị nạnh, thắc mắc.
II. Những ưu điểm của việc Hợp pháp hóa nghề Phò.
- Về tổ chức, an toàn xã hội : Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ loại bỏ tệ nạn ma cô dắt mối, bảo kê, trộm cắp, lừa đảo của bọn lưu manh và bọn giả danh phò hiện nay.
- Về mặt y tế: Việc hợp pháp hóa nghề Phò sẽ tạo điều kiện chó anh chị em Phò chuyên nghiệp được khám chữa bệnh định kỳ, làm giảm khả năng bị mắc bệnh xã hội và SIDA.
- Về mặt xã hội học, nghề Phò góp phần chứng tỏ và phát triển sự Bình đẳng Nam Nữ, vì có cả phò Nam. Về mặt Tâm lý Xã hội, được thỏa mãn, năng suất lao động, nghiên cứu khoa học sẽ cao hơn, ít stress hơn.
- Về mặt an ninh trật tự : Tệ nạn hiếp dâm, xâm phạm tình dục trẻ em, các tội phạm về tình dục sẽ giảm hẳn, hoặc biến mất, vì có thể tự do chơi phò theo hiến pháp và pháp luật thì ai còn dại gì vi phạm để đi bóc lịch trong trại cải tạo.
- Về mặt kinh tế, lợi nhuận do ngành phò đem lại sẽ rất khổng lồ. Hiện nay nước ta có khoảng 80 triệu dân, theo những tính toán của chúng tôi (một Ph.D. toán tốt nghiệp loại xuất sắc trường Brendeis, Mỹ, một MBA về MIS đang tấp tểnh học Ph.D. Computer Science và một thằng lông bông không có bằng cấp gì, chính là tác giả bài viết này – cách tính phức tạp quá, tôi quên bà nó rồi), sẽ có khoảng 5 triệu dân thường xuyên chơi phò một tuần một lần. Giả sử giá mỗi lần là $10 (tính trung bình, đổ đồng cho các loại phò đắt, phò rẻ), thì thu nhập một tuần là $50 triệu, một năm là $50 x 52 = $2600 triệu, tức là $2.6 tỷ. Đây mới tính tới việc tiêu thụ phò với sức mua nội địa.
- Ngành du lịch sẽ nhờ ngành Công nghiệp Phò sẽ thu hút được một số lượng lớn khách nước ngoài và kiều bào yêu nước. Đây cũng sẽ là một nguồn thu khá lớn, dự tính lên tới hàng chục triệu lượt khách một năm, do đó ngành du lịch, hàng không, kinh doanh khách sạn, nhà hàng, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ … cũng phát triển.
- Ngành ngoại giao cũng có thể nhờ Công nghiệp Phò mà phát triển, vì chúng ta sẽ phát hành loại visa Chơi Phò dành cho khách du lịch. Du khách đến Việt nam bằng loại visa khác sẽ không được đi chơi phò.
- Ngành Cao su Việt nam sẽ phát triển vượt bậc, từ chỗ xuất khẩu nguyên liệu thô, lỗ chổng vó sang ngành sản xuất bao cao su và đồ chơi tình dục.
- Thị trường Chứng khoán Việt nam sẽ phát triển lên ít nhất là bằng, nếu không nói là hơn Wall Street ở New York, vì sự ra đời của các tập đoàn Phò lớn đồng nghĩa với việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Phò.
- Ngành Công nghệ Thông tin Việt nam sẽ tìm được thị trường cho phần mềm trong việc quản lý Phò, đặt Phò on-line, giao dịch cổ phiếu Phò, Customer Relationship Management (CRM), Enterprise Resource Planning (ERP), Product LifeCycle Management (PLM) …, nhờ đó vươn lên bằng, và hơn ngành Công nghệ Thông tin Trung quốc, Ấn độ, tiến tới việc bóp chết công nghệ phần mềm Mỹ.
- Ngành giáo dục cũng sẽ có lợi, vì Công nghệ Phò phát triển sẽ đòi hỏi có một đội ngũ Phò chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo cơ bản, có tư tưởng kiên định, trong sáng, vì thế Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể mở các trường trung học dạy nghề Phò, trường Cao đẳng Phò, Đại học Phò, tổ chức thi Master, Ph.D. và Post Doc Phò. Nước ta sẽ là nước duy nhất trên thế giới có loại hình đào tạo này, nên sinh viên từ khắp nơi trên thế giới sẽ xin đến Việt nam du học, lúc đấy thì phải chặt tiền học và tiền visa cho chúng nó SIDA luôn.
- Về mặt lao động và thương binh xã hội : nghề Phò sẽ giải quyết được một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, bao gồm những người trực tiếp làm phò và những dịch vụ gián tiếp như chở phò, đưa đón phò, quét rác, dọn dẹp …
- Nghề Phò còn góp phần làm trong sạch đội ngũ cán bộ, và tạo không khí lành mạnh cho môi trường xã hội, vì những đồng chí trước đây chơi phò lén lút, hủ hóa bị coi là cán bộ xấu, thì nay có thể Tự do chơi Phò trong khuôn khổ pháp luật , có định hướng … thế là tỷ lệ cán bộ xấu sẽ giảm xuống 0%, vì hiện nay 100% cán bộ đi chơi phò.
Theo những phân tích ở trên, lợi nhuận từ ngành Công nghệ Phò phải đến hơn một chục tỷ đô một năm. Hiện nay, tổng giá trị xuất khẩu của nước ta cũng vào khoảng hơn một chục tỷ. Nếu hợp pháp hóa nghề Phò, thì chả cần đầu tư, ưu đãi, chả cần vay vốn ODA, ODP gì cả, chúng ta thoắt một phát, tăng tổng giá trị thu nhập lên gấp đôi. Chúng ta dự định đến năm 2005 sẽ tăng giá trị xuất khẩu phần mềm lên $500 triệu, và tự dối bản thân là hiện nay đã xuất khẩu được $200 triệu, nhưng thực ra là nói láo, vì chúng ta xuất khẩu được cái quái gì, trừ WinGis ? Gia công thì cả công ty FPT (tự coi là công ty lớn nhất Việt nam) là một năm mới được 50 ngàn, không bằng một thằng oắt con Ấn độ. Thế mà mè nheo đòi ưu đãi với chả giảm thuế. Trong khi đấy, chỉ cần một chữ ký hợp pháp hóa ngành Phò, thì chúng ta có ngay hàng chục tỷ đô một năm, lại tạo thêm bao nhiêu công ăn việc làm cho người lao động, ngay cả trong ngành Công nghệ Thông tin. Nói gì thì nói, đào tạo một Phò chuyên nghiệp vẫn rẻ hơn đào tạo một MCSD nhiều.
Nói đi nói lại, tôi chưa tìm ra Hợp pháp hóa Phò thì có gì xấu cả. Đồng chí nào tìm ra thì đăng lên đây nhé.
Chúng ta sẽ cùng nhau đoàn kết, nhất trí, đóng góp trí tuệ tập thể để xây dựng một ngành kinh tế mũi nhọn, làm động lực thúc đẩy nền kinh tế nước nhà, làm cho non sông Việt nam trở nên vẻ vang, dân tộc Việt nam sánh vai các cường quốc năm châu …
Bài này viết năm 2001, nên nhiều con số không còn chính xác. Đại khái là Công nghệ Phần mềm Việt nam cũng có nhiều bước tiến đáng kể, nhưng không bằng Công nghệ phò. Cứ so sánh số lượng phò mua ô tô và lập trình viên mua ô tô ở Việt nam là rõ. Đấy là nghề phò còn chưa hợp pháp, và nghề lập trình viên là hợp pháp. Bây giờ mà hợp pháp hóa nghề phò, thì GDP phải tăng 20 lần.
(c)Châu Hồng Lĩnh.
Sưu tầm