Teen có biết trên thế giới có tất cả bao nhiêu loài rắn độc không? 450 loài đấy nhá, trong đó 250 loài có nọc cực độc đủ để giết người trong tích tắc ý. Chúng mình cùng “súp pơ xoi” 12 loài rắn có nọc “siêu” độc nha!
1. Rắn hổ mang Châu Phi
Hổ mang Châu Phi không phải là loài rắn có nọc độc nhất Châu Phi nhưng lại là loài gây ra cái chết cho nhiều người nhất bởi "thói quen" thích xuất hiện ở những nơi dân cư đông đúc.
Loài rắn hổ mang Châu Phi có lượng độc truyền từ nanh dài có khả năng giết chết 5 người cùng một lúc với các triệu chứng ban đầu sưng tấy, phồng rộp, buồn nôn và nếu không được chữa trị kịp thời, sẽ bị hoại tử nơi cắn và phần xung quanh dẫn đến tư vong sau vài phút cắn.
2. Rắn hổ mang rừng
Nhanh nhẹn, lanh lợi và tập tính thích sống trong môi trường rừng rậm, loài rắn hổ mang rừng có thể bò lên cây một cách dễ dàng. Cũng như những loài rắn hổ mang bành khác, loài rắn này có khả năng bành rộng chiếc cổ của mình hình như mui xe mỗi khi bị kích động hoặc gặp nguy hiểm.
Nọc độc rắn hổ mang rừng có khả năng làm tê liệt thần kinh con mồi nhanh chóng trong vòng vây kìm kẹp đến khi chết mới thôi. Một điều thú vị là nọc độc của loài rắn này có khả năng chữa trị được bệnh Alzheimer (bệnh mất trí do tế bào não suy thoái).
3. Rắn hổ
Đây là loài được tìm thấy phần lớn ở Australia với hình dáng bên ngoài có vằn đen như loài hổ, chúng rất ưa thích sống trong môi trường ẩm ướt trong các con lạch, ven sông, biển. Khi bị cắn, nếu không nhanh chóng sơ cứu và chữa trị vết cắn nạn nhân sẽ gặp các vấn đề về hô hấp, cơ thể tê liệt hoàn toàn, cuối cùng là dẫn đến tử vong nhanh chóng.
“Tử thần sa mạc” Viper nổi tiếng với khả năng di chuyển giật lùi nhằm làm giảm ma sát trên cát để đạt được tốc độ tối đa và tránh được ánh nắng gay gắt của mặt trời chiếu thẳng vào mặt khi di chuyển. Phần lớn loài rắn này sinh sống ở vùng Trung Đông và Bắc Phi, phía trên mắt chúng có đôi sừng nhỏ đặc trưng rất dễ nhận biết.
Viper hay ẩn mình dưới lớp cát sa mạc để săn mồi đồng thời làm mát cơ thể dưới cái nắng nóng vùng sa mạc khô cằn. Khi tấn công con mồi hoặc bị tấn công, chúng trở nên rất dữ tợn và quyết sống mái với kẻ thù.
5. Rắn cạp nong
Rắn cạp nong có mắt nhỏ, giữa sống lưng có gờ dọc, toàn thân có khoanh vàng, đen hoặc trắng xen kẽ, phần lớn sống tại khu vực Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ. Chúng là tác nhân gây tử vong cho người nhiều nhất khu vực này với thức ăn khoái khẩu là ếch nhái và các loại rắn khác.
Cạp nong có lượng nọc độc gấp 4 lần rắn hổ mang, tuy nhiên, vết cắn của chúng không gây đau nhức tức thì hay có các biểu hiện thường thấy khi rắn cắn mà chúng hủy hoại nạn nhân một cách từ từ, sau vài giờ tác dụng, nạn nhân sẽ bị suy hô hấp và tử vong là điều không thể tránh khỏi.
6. Rắn ráo
Sẽ là một sai lầm chết người khi nghĩ rằng rắn ráo là loại không độc. Thuộc họ Colubridae - rắn nước, loài rắn mang vẻ đẹp rất tinh tế này lại là sát thủ hàng đầu ở châu Phi với lượng nọc độc đáng sợ từ chiếc răng nanh ở phía sau của hàm gây nên các hiện tượng chảy máu bên trong và bên ngoài nguy hiểm.