Home » » Chuyện sinh viên: Những góc khuất trong đời sống sinh viên

Chuyện sinh viên: Những góc khuất trong đời sống sinh viên

Written By Unknown on Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012 | 22:29


Hồi còn học THPT, ai cũng ước mơ vào được cánh cổng đại học để tiếp xúc với môi trường mới, được khẳng đinh bản thân, được tự làm chủ cuộc sống của mình nhưng chính cuộc sống tự do đó đã khiến không ít sinh viên sa vào vòng quay của những trò vô bổ.

Game online thâu đêm
Hà Nội có những con phố được mệnh danh là “phố game” với những quán game thâu đêm suốt sáng mọc lên trên đường Lê Thanh Nghị, Tạ Quang Bửu, Nguyễn Hiền, Đặng Văn Ngữ…Đây là địa điểm tập trung nhiều trường đại học lớn như Đại học Bách Khoa, ĐH Xây Dựng…
 
Được tự quản lý thời gian của mình, các bạn sinh viên, đa phần là sinh viên nam đã dùng phần lớn thời gian của mình trên thế giới ảo. Nhiều bạn sinh viên sẵn sàng bỏ tiết, bùng tiết để giải trí với game. Hay một số thì “cày” game quá khuya  dẫn đến tình trạng sáng hôm sau đi học trong trạng thái lơ mơ và có khi ngủ luôn chả thiết học hành gì. 
 
T.Đ.T (SV năm 3-ĐH Bách khoa) vốn nổi tiếng hiền lành, ngoan ngoãn, là niềm tự hào của cả gia đình và miền quê nghèo khi cậu đỗ vào đại học. Ai cũng hy vong T sẽ có 1 tương lai tươi sáng. Vậy mà những ngày gần đây, bố mẹ T “rụng rời”  khi nghe tin T đã bị đình chỉ học cả năm nay và hiện đang nợ cả chục triệu đồng. T vẫn xin tiền bố mẹ nhưng đã bỏ học, ngày ngày mải mê ở các quán game.
 
T chỉ là trường hợp điển hình cho rất nhiều sinh viên, bỏ lơ cuộc đời mình bên những trò chơi vô bổ.
 
Ngày ngày, ta vẫn đọc những tin bạn trẻ này vì không có tiền chơi game mà giết người, mắng chửi bố mẹ…Thế giới ảo đã cho các bạn nhiều ma lực, đẩy xa giới trẻ khỏi ngưỡng cửa của đam mê, lý tưởng, của đạo đức con người.
 
Rất nhiều sinh viên "bỏ quên" tương lai bên những quán game
 
Những trận nhậu nhẹt say sưa.
 
Đến từ các vùng miền khác nhau, mỗi dịp về quê là mỗi bạn lại mang lên những đặc sản quê mình nào là rượu Kim Sơn – Ninh Bình, là rượu làng Vân – Bắc Ninh, là rượu Bàu Đá - Bình Định, là món rượu ngô đặc sản của bà con vùng cao Tây Bắc… là món mực nướng của vùng biển… Mỗi dịp như thế, mười lăm, mười sáu người, cả nam lẫn nữ tụ tập, ngồi xếp bằng dưới nền nhà, với một chiếc ly nhỏ uống chuyền tay nhau, hay "sang" hơn là uống bằng bát như một số sinh viên đến từ vùng cao.
 
Lý do của những cuộc nhậu như thế này thật đa dạng, buồn, vui, sinh nhật, tiệc tùng, thậm chí cả thất tình cũng uống rượu dể giải sầu.
Việc nhậu không chỉ diễn ra với sinh viên nam mà cả những sinh viên nữ. Đặc biệt là các bạn ở kí túc xá. Ngoài việc tổ chức sinh nhật từng thành viên trong phòng, các bạn còn đặt ra “sinh nhật phòng” để cùng nhau tụ tập, uống rượu…
 
Kết cục của những cuộc nhậu này, “hiền” thì là say xỉn rồi lăn ra ngủ, cùng lắm là hát hò, khóc lóc, gõ xoong nồi nhưng không ít nhóm sinh viên sau khi ăn uống no say thì lại gây gổ, đánh nhau, tổ chức đua xe…Cũng từ đó mà các vụ tai nạn giao thông ngày càng tăng lên. Không ít bạn sinh viên phải tạm gác ước mở, bỏ dở tương lai vì những vụ tai nạn như thế.
 

Những cuộc nhậu của sinh viên
 
Những cuộc tình chênh vênh
 
Cuộc sống xa nhà, tự lập, thiếu thốn tình cảm là chuyện đương nhiên. Những chuyện tình trên giảng đường đại học lãn mạn cũng không hề hiếm. Không thể phủ nhận rằng, nhiều bạn sinh viên lấy tình yêu làm động lực học tập, các bạn cùng nhau định hướng tương lai, bù đắp những thiếu thốn tình cảm nhưng có không ít sinh viên coi tình yêu như những trò vui cho qua ngày. Không ít sinh viên thay bồ như thay áo và tự hào với chiến công của mình.
 
Chuyện tình yêu thời sinh viên ngày nay không còn lãn mạn như thời bố mẹ ta ngày trước. Hương –sinh viên một trường kinh tế trên địa bàn Minh Khai-Hà Nội chia sẻ: “Bạn cùng phòng với mình thường xuyên đưa bạn trai về phòng, về chơi không đã đành họ còn dành cho nhau những cử chỉ âu yếm mà cứ như mình không có ở đó vậy. Nhưng bực tức nhất là bạn ấy còn để ban trai qua đêm ở đó. Mình đã nói với bạn ý rất nhiều lần nhưng vẫn chứng nào tật ấy. Cuối cùng mình không chịu được đành dọn ra ngoài ở với cô bạn khác”.
 
Không dừng lại ở đó, nhiều sinh viên có tình cảm với nhau đã không ngần ngại góp gạo thổi cơm chung để tiết kiệm chi tiêu. Và những cảnh tượng dở khóc, dở cười diễn ra, từ việc cãi nhau về vấn đề tiền bạc, đến những công việc như cơm nước dọn dẹp… Những mối tình ấy  lắm khi đưa đến hậu quả đau lòng.
 
Cũng một thực tế rằng, nhiều sinh viên sẵn sàng bỏ qua những định kiến xã hội, những quan niệm đạo đức, mong muốn kiếm tiền bằng mọi giá để có những món đồ sành điệu mà sẵn sàng “trôi” theo những cuộc tình chỉ  vì lợi ích vật chất.
Thỉnh thoảng, trên các trang mạng ta vẫn thấy sinh viên này bị bắt vì cướp giật, sinh viên ki đứng đầu đường dây gái gọi… Những mảng tối ấy tuy không nhiều nhưng cũng làm mờ đi hình ảnh đẹp về sinh viên trong xã hội ngày nay.
 
Những cuộc tình không định hướng của sinh viên thường gây ra những bài học đáng tiếc -Ảnhminh họa
 
Và bài học cho sinh viên
 
Là sinh viên, các bạn đã chính thức chịu trách nghiệm về những hành động của bản thân. Đừng làm gì để sau này nhìn lại chỉ thấy những góc tối. Hãy học hết mình, yêu hết mình, cháy với những ước mơ, đam mê nhưng hãy biết làm chủ bản thân, tránh xa những cám dỗ. Bởi không ai khác ngoài chính chúng ta tự tạo nên phép mầu nhiệm trong cuộc sống của mình.