Home » , » Ứng phó với trẻ bị mộng du

Ứng phó với trẻ bị mộng du

Written By Unknown on Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012 | 10:31

Mộng du
Trong khi lên cơn mộng du, có ai hỏi gì, trẻ chỉ trả lời ú ớ, không nói rõ gì, điều đó rất có thể là trung ương thần kinh và tiếng nói vẫn còn đang bị ức chế hoặc là chưa được hưng phấn hoàn toàn. Ngày hôm sau hỏi lại trẻ không hề nhớ gì hết. Mộng du thường xảy ra ở các bé trai, khi lớn lên, hiện tượng này dần dần giảm đi.
Mơ, chiêm bao là một hiện tượng sinh lý phổ biến và thường gặp, còn mộng du cũng là một hiện tượng sinh lý. Sau khi ngủ được vài giờ hoặc vào lúc sắp tỉnh giấc, tuy trung ương thần kinh lớp vỏ não vẫn ở trạng thái ức chế như các tế bào thần kinh chi phối vận động của chân, tay và trong khi tay lại ở trạng thái hưng phấn. Vì thế mà xuất hiện theo giấc mơ, có thể bỗng dưng trẻ ngồi dậy, mở to mắt, làm vài động tác nào đó rồi nằm xuống; có khi bỗng dưng trẻ ngồi bật dậy, mặc quần áo vào, mở cửa, ra ngoài đi lung tung, hoặc rút ngăn kéo, tìm kiếm cái gì đó… sau đó lại trùm kín chăn ngủ tiếp. Thông thường có thể kéo dài từ vài phút cho tới 30 phút.
Ứng phó với trẻ bị mộng du - 1
Mộng du thường xảy ra ở các bé trai, khi lớn lên, hiện tượng này dần dần giảm đi (Ảnh: Internet)
Khoa học không xác định được chính xác nguyên nhân của mộng du, nhưng đây là bệnh rất thường gặp. Có tới 40% trẻ em bị mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ bị mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và ở hầu hết là các trẻ phát triển nhanh (chóng lớn).
Một số yếu tố liên quan đến mộng du
- Lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm...
- Ngủ không có giờ giấc.
- Sốt, ốm đau, thiếu Mg, trào ngược thực quản.
- Sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin.
- Đi ngủ lúc bàng quang đầy nước tiểu.
- Ngủ ở môi trường lạ; hoặc nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress.
- Ở người lớn, mộng du có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, rượu, động kinh cục bộ. Ở người già, nó có thể là biểu hiện của bệnh não.
Cách phòng tránh
Hiện nay, chưa có một phương thức chính thống nào để chữa chứng mộng du, nhưng các bác sỹ có thể tư vấn cho bạn giúp trẻ ngủ êm hơn. Trong nhiều trường hợp, chứng mộng du có thể biến mất hoàn toàn ở trẻ. Bạn cũng có thê áp dụng các mẹo sau để giúp trẻ tránh mộng du trong đêm.
- Cho trẻ hoàn toàn thư giãn trước giờ đi ngủ bằng việc cho trẻ nghe các bản nhạc êm dịu.
- Xây dựng cho trẻ lịch ngủ và hướng trẻ thực hiện đúng theo lịch.
- Giữ yên tĩnh và giảm độ sáng của đèn trong lúc trẻ ngủ.
- Tránh cho trẻ uống nhiều nước vào buổi tối và nhắc trẻ đi vệ sinh trước giờ ngủ để trẻ không phải thức dậy vào ban đêm.
- Nếu trẻ của bạn mắc chứng mộng du thường xuyên, bạn cần quan sát trẻ và dọn dẹp sạch sẽ những chướng ngại vật ở những nơi mà trẻ thường đến trong lúc mộng du.
- Cho trẻ ngủ ở tầng trệt để tránh cho trẻ không bị ngã cầu thang.
- Chốt phòng ngủ của trẻ cẩn thận. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc ra khỏi phòng, trẻ sẽ có thể quay lại giường và ngủ tiếp.
- Không nên lay trẻ để thức trẻ dậy trong lúc mộng du, vì điều này có thể ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ. Bạn nên nhẹ nhàng đưa trẻ về giường mà không đánh thức trẻ, trẻ sẽ ngay lập tức chìm lại vào giấc ngủ.
Chứng mộng du ở trẻ có thể gây cho nhiều người cảm giác sợ hãi, nhưng bạn cũng đừng quá nghiêm trọng khi con bạn mắc phải chứng bệnh này. Với sự tư vấn của các bác sỹ chuyên môn và những lưu ý chăm sóc trẻ cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể đảm bảo an toàn cho trẻ.